Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Bị viêm âm đạo phá thai được không?


Nhờ chuyên gia tư vấn giúp em bị viêm âm đạo chưa điều trị khỏi, em muốn hỏi là em có làm tiểu phẫu phá thai được không? Viêm âm đạo là một trong những viêm nhiễm bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới, nguyên nhân chủ yếu là không vệ sinh đúng cách hàng ngày cũng như trước và sau khi quan hệ tình dục. Trước khi tiến hành thủ thuật phá thai không đau các bác sĩ phụ khoa cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết. Sau đây các chuyên gia phụ khoa Thiên Hòa sẽ cho bạn lời khuyên chi tiết.


Thông thường âm đạo nữ giới thường có rất nhiều vi khuẩn sinh trưởng, các vi khuẩn này ở trạng thái cộng sinh, ức chế lẫn nhau nên thường không phát bệnh. Khi xuất hiện tình trạng viêm nhiễm tức là trạng thái bình ổn đã bị phá vỡ, các vi khuẩn có hại phát triển quá độ. Thường gặp nhất là Trichomonas âm đạo, viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, viêm âm đạo do nấm, viêm âm đạo ở tuổi trung niên.

Phụ nữ trong thời kì mang thai nồng độ pH trong âm đạo bị mất đi sự cân bằng, khiến trạng thái bình ổn giữa các vi khuẩn bị phá vỡ, cộng thêm sức đề kháng yếu sẽ tăng cao khả năng viêm nhiễm.

Người bị bị viêm âm đạo có thể thực hiện tiểu phẫu phá thai được không? Khi tiến hành tiểu phẫu các dụng cụ máy móc sẽ đi qua âm đạo, cổ tử cung tiến vào khoang tử cung. Mặc dù thủ thuật quy định thiết bị không được tiếp xúc vào thành âm đạo nhưng khi mở rộng cổ tử cung và tử cung cung khả năng viêm nhiễm sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Hơn nữa các vi khuẩn có thể dễ dàng theo các dụng cụ xâm nhập trực tiếp vào tử cung. Vì vậy nữ giới khi bị viêm âm đạo nếu không điều trị trước khi phá thai sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sang tử cung và dẫn đến viêm nhiễm sau tiểu phẫu. Đây chính là hiện tượng nhiễm trùng sau tiểu phẫu thường gặp. Để bảo vệ tính an toàn của tiểu phẫu , người bị viêm âm đạo cần tiến hành điều trị viêm nhiễm trước khi tiểu phẫu.


Hy vọng thông qua những lời khuyên bổ ích của các chuyên gia phụ khoa phòng khám đa khoa Thiên Hòa bạn đã có những hiểu biết nhất định.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ các chuyên gia tư vấn của chúng tôi hoặc đường dây nóng 04 6673 9999 để được giải đáp. Toàn bộ thông tin của bạn sẽ được bảo mật, chỉ dùng để phục vụ cho mục đích khám chữa bệnh.

Đặt thuốc lại ngứa âm đạo

Đặt thuốc trị viêm lộ tuyến lại sinh ngứa âm đạo có sao không? Tôi vừa đi khám thì bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bác sĩ cho tôi đặt thuốc Polisnale âm đạo 12 ngày. Tuy nhiên khi sử dụng tôi thấy ngứa âm đạo.

Hiện tại tôi đang nuôi con nhỏ. Không biết đặt thuốc như vậy đã đúng chưa? Hiện tượng ngứa âm đạo sau đặt thuốc như vậy có sao không? Tôi có nên sử dụng dung dịch KMnO4 để rửa vệ sinh trước khi đặt thuốc? Mong sớm nhận được hồi âm.
(Thu Ngân)
Bạn đang nuôi con nhỏ nên bác sĩ cho bạn đặt thuốc Polisnale trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là hợp lý. KMnO4 không có tác hại cho phụ nữ nuôi con nên bạn có thể dùng để rửa vệ sinh trước khi đặt thuốc.Chào bạn!

Đi sâu vào trường hợp của bạn, hiện tượng ngứa có từ trước khi dùng thuốc hay mới chỉ xuất hiện sau khi dùng? Nếu nó đã bị từ trước và bạn đặt được 5 viên thuốc mà vẫn không thuyên giảm chứng tỏ thuốc không có tác dụng. Còn nếu trước đó bạn không ngứa, sau dùng thuốc được 5 viên bị ngứa thì có thể là do tác dụng không mong muốn của thuốc.

Vì không trực tiếp khám cho bạn nên tôi không thể chẩn đoán được nguyên nhân do đâu. Tôi chỉ có thể khuyên bạn vì đang trong thời gian cho con bú nên bạn hãy dừng ngay việc đặt thuốc này lại, đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Chúc bạn khỏe!

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Điều trị nấm âm đạo bằng cách tự nhiên



Các bạn nữ thường hay mắc nấm âm đạo và phải điều trị bằng rất nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp tự nhiên đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng để ngừa nấm âm đạo. Nghe thì có vẻ nhàm chán nhưng hãy thử các biện pháp điều trị nấm âm đạo tự nhiên trong ba tuần, bạn sẽ thấy dấu hiệu khó chịu ở “vùng kín” hoàn toàn có thể giảm đi nhanh chóng và hiệu quả.


Bạn có thể tham khảo những mẹo trị nấm tự nhiên như dưới đây:



1. Bổ sung chế độ ăn uống: Chế độ ăn của bạn với acidophilus hay bifidus để giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm bổ sung chống nấm men.


2. Hạt bưởi, lá ôliu và nước trái cây lô hội, tỏi: Viên nang tỏi (2 viên nang uống 3 lần một ngày) có hiệu quả ức chế sự lây nhiễm. Axit caprylic là một chất kháng nấm phá hủy các sinh vật candida.


3. Ăn nhiều trái cây: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn là trái cây, không có đường và men. Nấm candida phát triển mạnh trong một môi trường có đường, vì vậy chế độ ăn uống của bạn nên ít carbohydrates và không chứa các sản phẩm men hoặc đường dưới bất kỳ hình thức nào.


4. Tránh các loại pho mát, rượu, bánh, sô cô la, trái cây khô, thực phẩm lên men, tất cả các loại ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, yến mạch, lúa mạch và lúa mạch đen), giăm bông, mật ong, hạt bơ, dưa chua, khoai tây, nấm liệu, nước tương, giá, và giấm.


5. Loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa, trong chế độ ăn uống của bạn trong một tháng. Sau đó chỉ ăn một hoặc hai lần trong tuần. Bởi những loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.


6. Ăn rau, cá, và gluten các loại ngũ cốc như gạo nâu và kê.


7. “Giết” ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể nuôi dưỡng nấm men. Vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế để “làm sạch” ký sinh trùng ít nhất 3 tuần hai lần một năm.


8. Ăn và bôi sữa chua có chứa các men tiêu hóa là các vi khuẩn sống: Nếu bị nấm candida ở âm đạo, bạn có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào âm đạo hoặc kết hợp với nước và sử dụng nó để rửa âm đạo một hoặc hai lần trong ngày cho đến khi có sự tiến triển tốt.


9. Mặc đồ lót sáng màu bằng cotton. Sợi tổng hợp giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida.

10. Tránh thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid.

11. Tránh tiếp xúc các sản phẩm hóa chất trong gia đình và chất tẩy rửa, nước khử trùng có clo, băng phiến, quần áo bằng vải dệt tổng hợp, và tránh những nơi ẩm ướt và mốc, chẳng hạn như tầng hầm.

Phòng ngừa viêm nhiễm, nhiễm trùng âm đạo trong thai kỳ



Viêm âm đạo, nhiễm trùng âm đạo trong khi mang thai gây nguy hiểm rất lớn cho sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ, dưới đây là một số phương pháp phòng nhiễm trùng khi mang thai mà các bạn có thể tham khảo.


- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm.

- Nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước nóng, mặc quần jean và tắm lâu nếu bạn đang mắc bệnh.

- Tránh mặc các đồ bó sát.

- Tránh dùng các xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín, vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển.

- Khi đi vệ sinh, phải vệ sinh từ trước ra sau nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn lên.

- Không dùng chất khử mùi và nếu đi bơi thì hãy luôn giặt sạch và phơi khô sau khi bơi xong.

- Ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nước.

- Nên đi khám bệnh phụ khoa định kỳ.

Bệnh trùng roi âm đạo

Trùng roi âm đạo là bệnh nhiễm trùng âm đạo do ký sinh trùng Trichomonas vaginalis gây nên. Trichomonas thuộc lớp trùng roi, do vậy gọi là bệnh trùng roi âm đạo.


Trùng roi âm đạo lây truyền như thế nào?


Bệnh lây truyền trực tiếp qua giao hợp không được bảo vệ, hoặc có thể lây truyền qua tiếp xúc bộ phận sinh dục với chất tiết từ âm đạo, dương vật người bệnh. Bên cạnh đó người ta cũng ghi nhận, có những trường hợp lây truyền do tắm giặt ở nguồn nước mà người bệnh đã sử dụng vì trùng roi có thể sống được vài giờ trong môi trường ẩm ướt.

Trùng roi cũng sống ở niệu đạo nam nhưng không có biểu hiện bệnh, do vậy đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

Trùng roi âm đạo có biểu hiện như thế nào?

Thời gian ủ bệnh khoảng 1 đến 4 tuần, biểu hiện hay gặp là ngứa rát âm hộ, âm đạo, đau khi giao hợp, khí hư ra nhiều, loãng, màu trắng xanh, có nhiều bọt. Vùng âm hộ, âm đạo nề tấy, có nhiều chấm đỏ.

Tiến triển của trùng roi âm đạo như thế nào?

Trùng roi âm đạo có thể tiến triển cấp tính với các biểu hiện đầy đủ, rầm rộ như đã nêu trên nhưng thường gặp là thể bán cấp, tức là các biểu hiện trên chỉ nhẹ và không đầy đủ, dai dẳng, tái diễn nhiều lần, có khi chỉ đái buốt, đái dắt, có khi chỉ có biểu hiện khí hư. Có 10-15% không có biểu hiện gì.

Xin đừng chủ quan với viêm âm đạo

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục

Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu như ung thư tử cung, vô sinh...

 Trong các nguyên nhân, viêm âm đạo do nấm Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp khuẩn (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể gặp ở 90% các trường hợp viêm âm đạo. 

Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội tiết sinh dục. Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo.
Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô khuẩn, vì vậy viêm âm đạo thường xảy ra khi vi khuẩn thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.
 Ngoài ra, viêm âm đạo còn do sử dụng các thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc nội tiết; hay do chưa biết cách thụt rửa âm đạo, dùng dụng cụ tránh thai, đang có thai... Khi thấy triệu chứng ngứa, đau mỗi khi giao hợp, khí hư có màu, mùi bất thường, âm đạo chảy máu... thì hãy tới bác sĩ sản khoa để được tư vấn làm xét nghiệm.
 Phải tuân thủ theo chỉ dẫn, cách dùng thuốc của bác sĩ, không nên để âm đạo bị viêm kéo dài, viêm âm đạo tái đi tái lại nhiều lần vì có thể sẽ gặp các biến chứng khôn lường và ảnh hưởng tới hạnh phúc chăn gối.
Sưu tầm Interner